Dự án “Bảo vệ bản thân”

HÃY TÔN TRỌNG TRẺ – HÃY BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TRẺ EM

Ở Việt Nam, giáo dục giới tính (GDGT) luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở trong trường, nhiều giáo viên còn cảm thấy “ngại ngùng” khi nói chuyện với học sinh. Tuy nhiên, GDGT cho học sinh là việc làm có ý nghĩa thiết thực để học sinh biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ có thể gặp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Dạy trẻ nhận biết giới tính và cách bảo vệ cơ thể tránh bị kẻ xấu lợi dụng không bao giờ là quá sớm. Ở độ tuổi mầm non, giai đoạn từ 3 – 5 tuổi, trẻ đã sẵn sang về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh.

Tại StarKids, vấn đề giáo dục giới tính được nhà trường đặc biệt quan tâm “Chúng ta không thể có mặt bên trẻ từng giây từng phút, sẽ có lúc trẻ bước vào các sinh hoạt hàng ngày mà không có người lớn bên cạnh. Vì vậy chúng ta có trách nhiệm dạy trẻ biết quyền của trẻ đối với cơ thể, trẻ nhận biết được thế nào là đụng chạm không an toàn, trẻ sẽ học cách tự bảo vệ thân thể

BA MẸ NÊN BIẾT: 

1. Cha mẹ gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể trẻ

 Cha mẹ không nên né tránh việc gọi tên các bộ phận trên cơ thể bé. Khi tắm, hay thay quần áo cho trẻ, cha mẹ nên tập thói quen nói chuyện thoải mái với con về những bộ phận trên cơ thể trẻ, trong đó có cả cơ quan sinh dục. Ví dụ, khi tắm rửa cho trẻ, mẹ có thể nói rằng: “Nào! Để mẹ rửa chim cho con!”. Cha mẹ nên gọi đúng tên của các bộ phận trên cơ thể bé, không nên nói tránh là “cái ấy”, “cái đó” và không nói quanh co. Đây không những là việc làm không nên mà thậm chí nó còn đẩy trẻ đến nguy cơ bị đe dọa bởi nạn ấu dâm.

Các chuyên gia tâm lí nhấn mạnh rằng, dạy trẻ về vùng kín cũng y như dạy trẻ về các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, mũi, miệng… Không việc gì phải xấu hổ khi gọi tên chính xác các bộ phận riêng tư đó (Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục IRES)

2. Trả lời những câu hỏi về giới tính của trẻ

Khi lên 3 tuổi, trẻ hay đặt những câu hỏi về giới tính và so sánh mình với những đứa trẻ khác giới. Cha mẹ cần trả lời rõ ràng, dễ hiểu cho trẻ về các câu hỏi này, không nên né tránh. Ví dụ: Con trai thì có chim, và thích chơi đồ siêu nhân, để tóc ngắn… Con gái thì có bướm, thường để tóc dài để kẹp nơ, hay mặc quần áo màu sắc… Trẻ muốn biết: sự khác biệt giữa con trai, con gái và mình được sinh ra từ đâu?… Và chỉ cho trẻ thấy một bà bầu và giải thích: Em bé của cô ấy đang ở trong bụng và một thời gian nữa, em bé sẽ được sinh ra… Tốt nhất là nên giải thích cho trẻ bằng các hình vẽ minh họa, hoặc thực tế (nếu có thể) để trẻ dễ hiểu.

3. Trang bị kiến thức cho trẻ

Nhiều trẻ đã lên 4 – 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra các câu hỏi về giới tính của mình và cha mẹ có thể nghĩ rằng, trẻ còn quá nhỏ để tìm hiểu về giới tính. Song, phần lớn ở độ tuổi này, trẻ đều đã có sự tò mò về giới tính như: sao mình lại là con trai? Và mình được sinh ra như thế nào?… Có thể do trẻ nhút nhát, hoặc bố mẹ quá nghiêm khắc với con về vấn đề này… khiến trẻ không dám hỏi.

Nhiều trẻ đã lên 4 – 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra các câu hỏi về giới tính của mình và cha mẹ có thể nghĩ rằng, trẻ còn quá nhỏ để tìm hiểu về giới tính (Ảnh minh họa)

Trong các trường hợp trên, bạn hãy chủ động trò chuyện với con để tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ: Bạn Hải lớp con là con trai hay con gái? Con trai thì sao nhỉ?…Vậy con trai và con gái khác nhau như thế nào…? Sau đó, bạn giải thích cho trẻ biết sự khác biệt giữa nam và nữ cho bé hiểu.

4. Hướng dẫn trẻ làm những công việc phù hợp với giới tính

Khi cha mẹ làm công việc gì đó phù hợp với giới tính của trẻ thì nên khuyến khích trẻ cùng làm và nói về công việc ấy phù hợp với con trai hay con gái… Ví dụ, lúc nấu cơm, mẹ có thể nhờ bé gái nhặt rau, quét nhà… Đối với bé trai, bố có thể gọi bé cùng sửa xe đạp, sửa xe máy và các đồ chơi bị hỏng… Qua các công việc này, bé sẽ hiểu hơn về công việc của từng nam và nữ.

5. Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho trẻ

Trong chương trình mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ đã được đề cập. Chương trình này được biên soạn, thiết kế dễ hiểu, sinh động và phù hợp với sự nhận thức của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho con. Nếu ở lớp, trẻ còn chưa hiểu, hoặc chưa nhớ thì cha mẹ có thể giải thích và ôn luyện thêm cho con để trẻ nắm được những kiến thức cơ bản về giới tính ở lứa tuổi này

3

  • 4 ĐIỀU NÊN TRÁNH:
    – Phê bình, chê bai, dè bĩu hành động của trẻ, khiến trẻ có cảm giác tội lỗi
    – Uy hiếp hành động của trẻ bằng lời nói dối, khiến trẻ mất lòng tin
    – Việc đánh hay mắng trẻ khiến trẻ có suy nghĩ tiêu cực về cơ thể mình
    – Không ép trẻ bày tỏ tình cảm với bất kỳ ai khi bản thân trẻ không muốn
  • 5 ĐIỀU NÊN LÀM:
    – Khuyên bé nhẹ nhàng (sưng, đau, viêm đỏ…)
    – Thường xuyên ôm bé vào lòng thể hiện tình yêu thương để bé an lòng
    – Tăng thời gian dành cho bé (chơi đùa, đọc sách…) để hướng sự quan tâm của bé sang việc khác
    – Phân tán sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi sử dụng tay
    – GDGT thông qua các câu chuyện tranh có nội dung thích hợp

4

Mẹ có thể mua truyện tranh có nội dung về giáo dục giới tính cũng như một giải pháp có hiệu quả nếu cha mẹ không có khả năng diễn đạt cho bé hiểu

8 KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG XẤU:
Ba mẹ tham khảo và dạy con ở nhà nhé!

5

Ngoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y tá khi thăm khám cho trẻ
còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.

6

Dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào
và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu.

7

Trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt
Vì vậy cần dạy con biết cách nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.

8
Dạy bé khi ở nơi đông người, nếu không thấy bố mẹ phải đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón.
Ngoài ra, hãy dạy con tìm chú bảo vệ, chú công an hay người lớn đáng tin cậy ở xung quanh để gọi điện cho bố mẹ, người thân.

9

Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà 

10

Dạy bé biết một số loại biển báo cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư…

11

Khi bị hỏa hoạn, bị người lạ giữ chặt…
Giải thích cho trẻ hiểu nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào
và đưa ra một vài giả thiết để tự bảo vệ bản thân.

12

Hướng dẫn con tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc bàn tay:
ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình; nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng;
bắt tay khi gặp người quen; vẫy tay với người lạ; xua tay thể hiện

StarKids Pre-School

CS1: Tầng trệt Cc Lotus Garden 36 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú.

Hotline: (028) 3976 1377 – (028) 3976 1378.

CS2: 649 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân.

Hotline: (028) 3765 6688 – (028) 3765 6689.

Email: info@starkids.edu.vn.